Bài viết sẽ hướng dẫn mọi người cách chống thấm cho công trình sử dụng tấm Cemboard đơn giản và hiệu quả nhất!
Công trình chúng tôi chống thấm là phần mái làm bằng tấm Cemboard và tổng bề mặt rộng khoảng hơn 20m2.
Bước 1: Keo lót
Với vị trí ghép mối thì chúng ta sẽ đi một lớp keo lót để lót thẩm thấu. Keo dạng lỏng như nước và sẽ ngấm được xuống sàn và tạo chân bám. Với các vị trí mà bị rộng quá thì chúng ta sẽ trộn vữa và cho thêm một chút keo để cho nó nhanh khô. Làm vậy keo sẽ dẻo hơn, sau khi khô sẽ không bị chai cứng như bê tông, nó sẽ cứng gần như thế nhưng sẽ có độ dẻo hơn. Chúng ta sẽ đi hết cái vị trí mối ghép và sau đó sẽ đi một lớp keo trám.
Bước 1: Đi keo lót
Bước 2: Bột trét lần thứ nhất, đi lưới
Sau khi đi keo lót xong, chờ keo lót khô thì chúng ta sẽ đi lớp bột trét. Trước hết, chúng ta đi một lớp bột trét mỏng, sau đó sẽ dán lưới. Dán lưới đến đâu thì chúng ta lại tiếp tục đi lớp bột chét đến đấy, lưu ý vị trí giữa mạch thì chúng ta đi dày hơn còn sẽ mỏng dần về phía mép của lưới.
Bột trét này có đặc trưng là tính đàn hồi rất cao nên sẽ lâu khô hơn so với keo lót của chúng ta. Với bề mặt xung quanh còn đang ẩm mà muốn khô nhanh thì chúng ta phải dùng biện pháp cưỡng bức. Cụ thể ta sẽ đi khò, việc này sẽ hơi lâu một chút nhưng để đạt được tiến độ thì bắt buộc chúng ta phải dùng biện pháp cưỡng bức, khò nó nóng lên để cho nó bay hơi nhanh, như vậy lớp lót của chúng ta thấm được vào tốt hơn. Tiếp theo, chúng ta tiến hành đi trét các vị trí chân tường và sàn. Lưu ý là các chân tường chúng ta cần phải chống thấm ngay, đi cả bột trét vì là đây là hai loại vật liệu khác nhau. Sàn là một loại vật liệu Cemboard rung hơn và tường là vật liệu gạch cứng, ổn định hơn nên chỗ giao giữa sàn và tường là vị trí dễ bị nứt nhất, chúng ta bắt buộc phải đi keo ở vị trí giáp nối giữa sàn và chân tường.
Bước 2: Đi bột trét lần thứ nhất và dán lưới
Lưu ý: Trước khi đi lưới thì chúng ta trám một lượt keo. Mục đích của việc này là giúp keo chui vào trong các vết nứt nhỏ li ti, còn nếu chúng ta chưa đi một lượt keo mà đi lưới ngay thì lưới sẽ che mất cái vết đấy. Khi chúng ta phủ keo lên cái lưới thì vô tình cái chỗ nứt đấy không có keo trám vào, sau này nếu nó rung thì vết nứt sẽ rộng ra và đó là tác nhân gây ra thấm.
Bước 3: Bột trét lần thứ hai, kiểm tra
Sau khi dán lưới chúng ta sẽ đi lớp bột trét thứ hai. Lưu ý các vị trí góc, sàn với chân tường là dễ bị nứt nhất nên là sẽ đi dày hơn so với các vị trí còn lại. Tiếp theo, chúng ta sẽ đi kiểm tra lại và dùng chổi dặm thêm vào những vị trí chưa phủ hết để cho đều. Sau này khi hình thành vết chỗ chân tường thì bột trét sẽ giãn ra và không bị rách vì nó có tính chất rất dai, nó ngăn không cho nước ngấm qua gây thấm, đấy là mục đích của bộ trét.
Lý do phải đi bột trét vào mối ghép giữa hai tấm vì tấm Cemboard có cái độ rung rất lớn. Nếu như chỉ dùng chống thấm thông thường mà có độ cứng cao thì nó sẽ bị nứt ở phần mối ghép, vì vậy chúng ta phải đi bột trét thì sau có rung vị trí ghép mối cũng không bị nứt.
Bước 3: Đi bột trét lần thứ hai và kiểm tra lại
Bước 4: Sơn lót
Sau khi chúng ta đã trét tất cả các mạch giáp mối giữa chân tường, giáp mối giữa các tấm với nhau và đã kiểm tra kỹ lại rồi, chúng ta sờ phần bề mặt và đã thấy khô thì chúng ta bắt đầu tiến hành lăn sơn lót keo lót toàn bộ cho bề mặt. Lưu ý trước khi lăn thì bề mặt phải sạch.
Keo lót sẽ ngấm xuống nền và tạo chân bám dính, đồng thời còn bao nhiêu bụi mịn ở trên bề mặt ấy cũng sẽ bị hòa lẫn theo, ngấm xuống tấm Cemboard của chúng ta. Khi nó khô, đông cứng lại thì sẽ tạo thành một cái lớp bám dính cứng lên trên phần bề mặt. Sau này lớp keo chống thấm của chúng ta ở trên lớp lót sẽ bám chắc hơn. Lưu ý, không để một cái vết nứt hoặc là một vết dỗ nào ở trên bề mặt nhất là vị trí giáp mối giữa hai tấm Cemboard. Với vị trí có con vít chúng ta phủ nó dày lên. Sau khi đi keo xong chúng ta sẽ kiểm tra lại. Keo lót rất nhanh khô nên chúng ta chỉ cần đi một lượt thôi.
Bước 4: Sơn lót
Bước 5: Sơn chống thấm hai lớp
Sau khi lớp lót khô thì bắt đầu ta sẽ chống thấm. Lần lăn thứ nhất không cần lăn dày quá vì mục đích làm keo nhanh khô để chúng ta có thể tiến hành lớp thứ hai. Chú ý lăn kỹ phần chân tường.
Khi lớp chống thấm thứ nhất đã khô, ta sờ lên bề mặt chỉ còn hơi dính, không bị lột ở dưới lên nữa thì bắt đầu tiến hành lăn lớp thứ hai. Ta vẫn phải ưu tiên phần chân tường trước vì chân tường rất khó lăn, chúng ta nên dùng chổi sơn thì mới lùa hết được vào các khe kẽ. Sau khi đã lăn chống thấm toàn bộ phần chân tường rồi chúng ta sẽ lăn chống thấm toàn bộ bề mặt. Tiếp đến sẽ phải kiểm tra kỹ lại một lượt nữa xem còn thiếu sót chỗ nào thì sẽ bổ sung thêm.
Bước 5: Sơn chống thấm hai lớp
Bước 6: Ngâm nước
Khoảng từ 4 đến 6 tiếng tiếp theo nếu bề mặt không bị tác động của nước hay tác động vật lý thì lớp chống thấm của chúng ta hoàn thành được 90%. Còn một bước cuối cùng đó là ngâm nước. Thời gian có thể là 12 tiếng, 24 tiếng, 36 tiếng,… hoặc một tuần thì tùy theo chủ nhà. Thông thường chúng tôi khuyến cáo nên ngâm nước khoảng 24 tiếng, nếu còn bất kỳ một vết nào bị lỗi thấm xuống thì sẽ xử lý cái vị trí đó và xử lý rất dễ dàng.
Bước 6: Ngâm nước
Chỉ cần nhìn một lần và làm theo chuẩn các quy trình như chúng tôi hướng dẫn trong video là các bạn có thể tự làm được cho căn nhà của mình.
Chúc các bạn thành công!